Sáng nay (9/6), Phòng Thương mại châu Âu đã phối hợp với Công ty TUV Rheinland, Công ty tư vấn về CE - marking (dấu CE) tại Việt Nam tổ chức buổi giới thiệu về dấu CE và những cơ hội cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường gần 500 triệu dân của EU.
CE
(European Conformity) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy
định) và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường EU. Trước hết,
CE chú trọng đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ thiên
nhiên hơn là đến chất lượng của sản phẩm. CE là bắt buộc đối với các sản
phẩm, được quy định tại 25 nước EU thậm chí tại cả các nước Ailen,
Liechtenstein và Na Uy.Dấu CE chỉ yêu cầu đối với những loại sản phẩm
gồm:
- Đồ chơi
- Máy móc
- Thiết bị điện
- Thiết bị điện tử
- Thiết bị y tế
- Thiết bị bảo hộ cá nhân
- Thiết bị áp lực
- Thiết bị y tế cấy ghép
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Thiết bị vô tuyến và viễn thông đầu cuối
- Bình áp lực đơn giản
- Các dụng cụ đốt cháy nhiên liệu khí gas
- Thang máy
- Các thiết bị dùng cho ngành giải trí
- Thiết bị cân không tự động
- Các đường cáp treo
- Các thiết bị và máy xây dựng
- Các loại thuốc nổ dân dụng
- Các thiết bị và hệ thống bảo vệ phòng chống cháy nổ
- Bình đun nước nóng.
TS.Hoàng
Văn Nhượng, Giám đốc điều hành Công ty Bóng đèn Điện Quang khẳng định:
""Ngoài ý nghĩa mở rộng thị trường xuất khẩu, dấu CE cũng giúp chúng tôi
khẳng định độ an toàn của sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước, giúp
sản phẩm có tính cạnh tranh hơn trên thị trường nội địa. Hiện nay, Điện
Quang đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng dấu EMC (chỉ tiêu tương thích
từ tích) và đang cải tiến sản phẩm để được cấp dấu CE trong thời gian
tới"".
Điện Quang cũng hy vọng, khi được cấp dấu CE, khả năng thâm nhập thị trường châu Âu của sản phẩm sẽ thành hiện thực, và doanh thu xuất khẩu vào thị trường hiện hành cũng như doanh thu nội địa sẽ tăng, ước khoảng 30%.
Tuy nhiên, điều DN quan tâm là làm sao để có thể được cấp giấy chứng nhận này và chi phí bao nhiêu? Theo ông Hoàng Văn Nhượng, công ty ông chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí khá nhỏ (khoảng 10 triệu đồng). Công ty đã ký hợp đồng xin chứng nhận dấu CE cho sản phẩm đèn huỳnh quang compact với Công ty TUV Rheinland Việt Nam từ tháng 6/2003.
Ông Klaus Ehret, Tổng giám đốc Công ty TUV Rheinland Việt Nam, cho biết, có thể làm nhãn hiệu CE theo các cách khác nhau, thông thường có 2 cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho DN. Thứ hai là uỷ quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài (có thể là nhà nhập khẩu) trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho DN.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường Chất lượng Phạm Ngọc Trân cho biết: ""DN quan tâm đến CE không chỉ thuận lợi khi xuất khẩu vào EU, mà còn thuận lợi khi Việt Nam áp dụng dấu chứng nhận về an toàn sản phẩm vào năm 2005, đặc biệt là đối với các sản phẩm điện""
Nguồn: VietNamNet
- Nhà máy thép liên hợp đầu tiên của Công ty thép Hyundai
- Vincom ra mắt chuỗi TTTM lớn và đẳng cấp nhất Việt Nam
- Doanh nghiệp mới thành lập cũng được gia hạn thuế
- Châu Á là thiên đường cho các thương hiệu xa xỉ
- Giảm cước di động cho thuê bao trả sau
- Vai trò của người phụ nữ trong xây dựng thương hiệu
- Lợi nhuận của các ngân hàng ở khá cao
- 600 tỷ đồng xây hạ tầng kỹ thuật dự án River Silk City
- Thêm 1 công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre
- Đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Nhà máy chế biến ca cao ở Châu Thành