Lợi nhuận đạt được của Sacombank trong tháng 6 là 301 tỷ đồng. Còn tính lũy kế 2 quý đầu năm nay, Sacombank đã đạt 1.515 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 56% kế hoạch lợi nhuận Ngân hàng xây dựng cho cả năm nay.
Nguồn thu từ lãi đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của Sacombank với tỷ trọng 83%, trong số đó riêng thu từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 40%.
Với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đặt ra cho năm 2011 ở mức 2.700 tỷ đồng, Sacombank sẽ đủ khả năng để hoàn tất và thậm chí còn có thể vượt kế hoạch đưa ra.
DongA Bank cho biết, mức lợi nhuận trước thuế mà Ngân hàng đạt được trong 6 tháng đầu năm nay là khoảng 675 tỷ đồng, thực hiện hơn 50% chỉ tiêu lợi nhuận DongA Bank xây dựng cho cả năm 2011. Vì thế, DongA Bank vẫn giữ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2011 và tỷ lệ cổ tức cho cổ đông trong năm nay ở mức tối thiểu 15%.
Diễn biến thị trường hiện nay chưa thể nói khó khăn đã đi qua, song khả năng mặt bằng lãi suất 6 tháng cuối năm sẽ có những thay đổi tích cực theo hướng giảm xuống, bởi lạm phát có dấu hiệu giảm nhiệt. Mặt khác, đà tăng trưởng tín dụng của DongA Bank nói riêng và các ngân hàng khác nói chung hiện còn ở mức khá thấp, nên đây là cơ hội cho nhà băng phát triển hoạt động cho vay trong những tháng còn lại của năm, nếu thị trường tích cực hơn.
Chủ tịch HĐQT Vietcombank (VCB) ông Nguyễn Hoà Bình nhận định, khó khăn và thách thức đối với hoạt động của ngành sẽ tiếp tục trong những tháng còn lại của năm 2011. Theo ông Bình, lạm phát có dấu hiệu đi xuống, nhưng CPI cả năm vẫn khá cao nên khó có thể kỳ vọng lãi suất sớm giảm và giảm nhanh.
Đây là lý do khiến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của VCB đưa ra ở mức khá khiêm tốn cho năm 2011, chỉ cao hơn năm trước 3,12% (5.650 tỷ đồng), nhưng người đứng đầu ngân hàng này cho rằng, đây là mức phù hợp cho năm nay.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, VCB đã thu về khoảng 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, song theo ông Bình, cũng chưa thể khẳng định được điều gì và không thể nói trước liệu có vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm nay.
Theo đánh giá của PGS. TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, với diễn biến thị trường năm 2011 có khó khăn, chính sách tiền tệ thắt chặt để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, thì không chỉ hoạt động của ngành ngân hàng mà tất cả các lĩnh vực khác đều khó tránh khỏi ảnh hưởng.
Song với các nhà băng có bộ máy quản trị tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường về thị phần dịch vụ tài chính bên cạnh hoạt động truyền thống và biết nắm bắt cơ hội, thì sẽ tiếp tục phát triển bền vững và đạt kết quả kinh doanh khả quan. Ngược lại, nhóm ngân hàng nhỏ và vừa được đánh giá là sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
TS. Lê Thẩm Dương Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM lại cho rằng, việc áp dụng biện pháp hành chính cho lãi suất đầu vào nhưng không áp dụng cho đầu ra càng khiến các NHTM có điều kiện nâng cao tỉ suất biên lợi nhuận cho hoạt động tín dụng của mình (chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra).
Bên cạnh đó, cơ chế trần tỉ giá USD cũng tạo điều kiện cho các NHTM kiếm được lợi nhuận với mức phí tùy ý quyết định khi doanh nghiệp cần giao dịch. Người bán chỉ được bán với giá qui định nhưng người mua phải chịu thêm phí cho ngân hàng (tương đương ở mức cao như tỉ giá của thị trường tự do). Nói chung mọi phí tổn đều do doanh nghiệp gánh chịu.
TIN LIÊN QUAN | |
Lãi suất “ăn” hết lợi nhuận | |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lao đao tìm vốn | |
Lãi suất vay lên tới 27% | |
Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2011: Các “ông lớn” thẳng tiến | |
Lãi suất huy động vàng không “bình thản” | |
Ngân hàng đau đầu với bài toán vốn | |
Lợi nhuận ngân hàng nửa năm 2010 đang “lộ sáng” | |
"Nặng gánh" tăng trưởng tín dụng | |
Cổ phiếu ngân hàng đi về đâu? |
Theo chỉ thị của NHNN, năm nay các NHTM phải khống chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20%. Dự kiến tín dụng cả năm của cả hệ thống sẽ tăng khoảng 460.000 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng không cao đồng nghĩa với việc các NHTM phải siết chặt việc cho vay vốn, nhưng cho vay số lượng ít với giá cao. Do đó lợi nhuận của các NHTM sẽ ít bị ảnh hưởng.
Theo TS. Lê Thẩm Dương, trong điều kiện kinh tế khó khăn chung thì ROE của các NHTM cũng giảm đi so với trước đó, nhưng vẫn khá cao so với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác.
Lợi thế của các NHTM cơ bản là do ngành ngân hàng vẫn độc quyền trong việc cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và những nguồn phi chính thức khác hiện chỉ mới đáp ứng được khoảng 3% nguồn vốn cho doanh nghiệp, phần còn lại chủ yếu vẫn từ NHTM. Bất kỳ hoạt động nào nếu là độc quyền thì vẫn chiếm ưu thế và đều có lợi nhuận cao.
Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình Kinh tế Fullbright nhận xét, các NHTM đã được hưởng lợi nhờ vào một số chính sách vĩ mô. Từ đó đẩy gánh nặng trở lại cho nền kinh tế và các doanh nghiệp khác. Đó là qui định trần lãi suất huy động giúp NHTM có điều kiện mua rẻ, bán đắt.
Theo Tầm Nhìn
- Doanh nghiệp mới thành lập cũng được gia hạn thuế
- Châu Á là thiên đường cho các thương hiệu xa xỉ
- Giảm cước di động cho thuê bao trả sau
- Làm gì để có dấu CE khi đưa hàng vào EU?
- Vai trò của người phụ nữ trong xây dựng thương hiệu
- 600 tỷ đồng xây hạ tầng kỹ thuật dự án River Silk City
- Thêm 1 công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre
- Đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Nhà máy chế biến ca cao ở Châu Thành
- “Khu đất vàng” Hùng Vương đắt giá hơn 1.000 tỉ đồng
- Ca sĩ Việt và những chiêu PR quá lố